CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024)!

Sa thải công nhân

07:51 24-04-17

Thưa chuyên mục tư vấn pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam!  

Tôi muốn nhờ chuyên mục tư vấn cho tôi về việc sau:

          Tôi là chủ tịch Công đoàn Công ty A , hiện nay Công ty tôi có một trường hợp anh Nguyễn Văn B nhiều lần vi phạm về giờ giấc làm việc, chất lượng làm việc không đạt yêu cầu sau khi bị nhắc nhở, anh B đã dùng số Sim rác cho người gọi điện đe dọa quản lý trực tiếp.  Tôi có gọi điện yêu cầu điều chỉnh thái độ, hành vi cư xử đúng mực thì lại yêu cầu tôi phải cho dẫn chứng, chối tội. Vậy, tôi muốn hỏi, đối với tội đe dọa, hành hung gây thương tích đối với cấp trên, đối với đồng nghiệp thì Công ty tôi sa thải anh B có đúng luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!   

 Trả lời:

          Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi, về câu hỏi của bạn tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 thì:

          Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

          Khoản 1 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh anh B đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì bạn có thể viết đơn tố cáo. Tuy nhiên, đối với hành vi hành hung, đe dọa theo thông tin bạn cung cấp thì việc làm trên không đủ là điều kiện để bị xử lý về tội vu khống hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

          Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể chấm dứt Hợp đồng lao động với nhân viên B theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động nếu có đủ căn cứ về việc bạn thường xuyên không hoàn thành công việc. Khi chấm dứt Hợp đồng lao động, bên công ty có trách nhiệm như sau:

          - Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

          - Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

          Bộ luật lao động năm 2012 có quy định:

"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

          Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

          1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động..."

          2. Hành vi hành hung gây thương tích đối với cấp trên, đối với đồng nghiệp phải được coi là thực hiện tại nơi làm việc mới có căn cứ cho việc xử lý kỷ luật sa thải.

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”