CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)

Một số giải pháp triển khai thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” tại Công đoàn Viên chức tỉnh Nam Định

14:00 03-12-21

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa công sở trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 – 2025”… Các quy định của Chính phủ về văn hóa ứng xử là minh chứng cho sự quyết tâm của Chính phủ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo tính nghiêm túc và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Trước hết để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua do Chính phủ phát động, các cấp Công đoàn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân cần thận thức đúng, đầy đủ về văn hóa công sở, vai trò của văn hóa công sở và những biểu hiện chưa phù hợp với các giá trị của văn hóa công sở để từ đó đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả “phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở” tại các cơ quan, đơn vị. Văn hóa công sở, là tổng hòa các giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của CBCCVC nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Giá trị văn hóa công sở luôn quyết định hành vi và thái độ của con người trong tổ chức. Những hành vi và thái độ tốt sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở và ngược lại, nếu hành vi và thái độ không tốt sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công sở. Trong hoạt động công sở, những giá trị đạo đức được thể hiện dưới dạng trách nhiệm đối với công việc chung, không tham ô, lãng phí của công, không mưu hại đồng nghiệp để tiến thân, không ganh đua đố kỵ vì mưu cầu lợi ích cá nhân. Sự phát triển của công sở dựa trên một tập thể làm việc có tổ chức, có năng lực, năng động vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thúc đẩy sự gắn bó.

Chính vì có nội hàm phong phú, đa dạng như vậy nên văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố, từ các nhân tố khách quan, như: điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới các nhân tố chủ quan, như: trình độ nhận thức của đội ngũ CBCCVC, vị thế của cơ quan hành chính, sự nghiệp mức độ hiện đại hóa công sở…

Thực hiện Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 30/7/2019 về  tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nam Định thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai Hướng dẫn số 23/HD-LĐLĐ ngày 30 tháng 12 năm 2019, Công đoàn Viên chức tỉnh đã triển khai Hướng dẫn số 08/HD-CĐVC ngày 20/02/2020 về tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” gắn với phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2028, trong đó xác định đối tượng tham gia phong trào thi đua là các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh; Cán bộ, công chức, viên chức. Trong thời gian qua, các đơn vị thuộc Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện, theo đó, văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị đã có những thay đổi theo hướng tích cực.

Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường cảnh quan, bài trí công sở theo hướng trang trọng, lịch sự nhưng vẫn thuận tiện cho người dân đến giải quyết công việc. Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với Nhân dân được cải thiện đáng kể với các quy định về “4 xin” và “4 luôn” (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn và xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe và luôn giúp đỡ khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp), thể hiện đúng bản chất của nền hành chính phục vụ. Văn hóa công sở không chỉ được thực hiện nghiêm ở nơi làm việc mà còn ở nơi cư trú của CBCCVC ”. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân & doanh nghiệp như: Thông qua thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, dịch vụ công trực tuyến, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số ... Qua đó, công tác Cải cách hành chính của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, chỉ số Cải cách hành chính năm 2020 của các Sở, ngành đạt 89,45%, tăng 3% so với năm 2019, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 của tỉnh nằm trong nhóm 16 tỉnh cao nhất cả nước. Phong trào “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” thân thiện với môi trường tại nơi làm việc được đông đảo CBCCVC tham gia thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng, ban hành và thực hiện tốt Quy chế Văn hóa công sở, kết quả đến nay đã có 22 cơ quan, đơn vị có tổ chức Công đoàn thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đăng ký và được công nhận Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa theo quy định tại Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại đó là: Còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa công sở, có những biểu hiện lệch chuẩn trong ứng xử làm ảnh hưởng đến hình ảnh “công bộc” của dân. Ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng “đi muộn về sớm”, bớt xén giờ làm việc; giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp chưa nhiệt tình, thái độ thiếu niềm nở… Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chưa tốt Quy chế văn hóa công sở hoặc thực hiện hình thức, làm việc với chất lượng chưa cao; vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa; trang phục, tác phong công tác ở một bộ phận CBCCVC chưa phù hợp. Ngoài ra, một số cán bộ, công chức, viên chức vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ; chưa biết “nói chuyện” bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ (thường mang thái độ lạnh lùng thay vì thân thiện, cởi mở).

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do văn hóa công sở của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, đặt cái “tôi” cá nhân cao hơn lợi ích của tập thể. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, truyền thông văn hóa đến từng cán bộ, công chức, viên chức để họ hiểu, tuân thủ các quy định về văn hóa công sở ở một số cơ quan, đơn vị chưa hiệu quả. Công tác khen thưởng, kỷ luật liên quan đến thực hiện văn hóa công sở chưa rõ ràng, chưa có tác dụng thúc đẩy việc nghiêm túc thực hiện các quy định về văn hóa công sở.

Để triển khai hiệu quả phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” tại các cơ quan, đơn vị thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh trong thời gian tới, cần làm tốt một số giải pháp sau:

 Một là, các cơ quan, đơn vị và các Công đoàn cơ sở cần đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ Công đoàn, CBCCVC và đoàn viên Công đoàn. Cần mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở; xây dựng nội quy với những quy định yêu cầu mọi người phải thực hiện, có kiểm tra, đánh giá chấm điểm, việc chấm điểm này sẽ là căn cứ quan trọng trong việc xếp loại thi đua đối với cán bộ, công chức, viên chức hằng tháng, hằng năm. Đối với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cần phải xây dựng được cơ chế tốt để các thành viên có điều kiện phát triển, xây dựng một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số cán bộ, công chức, viên chức về thái độ, hành vi ứng xử với đồng nghiệp và Nhân dân nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”.

Hai là, Các Công đoàn cơ sở cần sớm tham gia với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nghiên cứu ban hành Quy chế về văn hóa công sở tại cơ quan, đơn vị theo hướng quy định rõ ràng hơn, sát với đặc thù công việc, có những chế tài xử lý vi phạm; quy định về khen thưởng đúng mức đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở; có văn bản cam kết thực hiện của mỗi phòng, đơn vị trực thuộc; định kỳ có báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quy chế này tại cuộc giao ban của cơ quan, đơn vị. Xây dựng công sở văn minh, hiện đại là một hướng đi đúng là tất yếu song cần đi vào thực chất. Do vậy, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh đạo; đồng thời, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải biết quan tâm lắng nghe ý kiến góp ý của người dân để có những điều chỉnh kịp thời.

Ba là, phải có sự thống nhất về nhận thức chung, coi việc thực hiện văn hóa công sở chính là một phần quan trọng của nhiệm vụ cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần nhận thức được thực hiện tốt văn hóa công sở và làm tốt nhiệm vụ, công việc của mình là phục vụ nhân dân.

Bốn là,Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần phải gương mẫu thực hiện Quy chế văn hóa công sở và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát CBCCVC tại đơn vị mình; đồng thời tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức tham gia các phong trào thi đua, thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ, thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, nâng cao năng lực, đảm bảo tính chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng, chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Năm là, Phát huy tốt vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc phát động các phong trào thi đua như: phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả”, phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”…và làm tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên Công đoàn tham gia các phong trào thi đua chất lượng, hiệu quả.

Hàng năm, Chủ tịch Công đoàn cùng với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần đưa nội dung “xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn hóa, thân thiện, cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, công sở văn minh, hiện đại, khoa học” để ký kết tại Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và triển khai có hiệu quả các nội dung đã ký kết.

Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; vậy để xây dựng, thực hiện tốt văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trên./.

Đồng chí Trần Văn Lịch – Uỷ viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh,

Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Nam Định

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”