CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Bài viết kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021)

14:32 26-04-21

Sông Bến Hải, Cầu Hiền Lư­ơng - MỘT THỜI CHIA CẮT ĐÔI MIỀN

 Ths. Nguyễn Hữu Giới

“ Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê.
Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng
Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò.
Hò ơ… ơ…”

 

Đó là lời mở đầu bài hát nổi tiếng của Cố Nhạc sĩ Hoàng Hiệp “Câu hò bên bờ Hiền Lương” (sáng tác năm 1956). Bài ca ra đời đã tròn 55 năm, không chỉ nói về nỗi đau chia cắt đất nước trong suốt 21 năm ròng rã (1954 - 1975), mà còn nhắc nhở chúng ta nhớ về một nhân chứng lịch sử trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, đó là dòng sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (nhân chứng lịch sử bi hùng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX)

Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương - nơi vĩ tuyến 17 của tổ quốc ta, chia cắt 2 miền suốt 21 năm - là khúc ca bi tráng về khát vọng thống nhất non sông mà hàng triệu con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh xương máu để viết nên ngày Độc lập. Con sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Hiệp định Genève đ­ược ký ngày 20/7/1954, quy định nơi đây là “Giới tuyến quân sự tạm thời” (Ligne de démarcation militaire provisoire). Đư­ợc bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, sông Bến Hải chảy từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Dòng sông này chảy êm đềm qua bao cánh rừng, qua bao đồng cỏ, làng mạc, đồng quê của miền Trung Trung bộ, gần đoạn cuối thì gặp sông Sa Lung từ h­ướng Tây Bắc đổ vào. Hai con sông hợp l­ưu rồi cùng chảy tiếp ra Biển Đông, qua một làng ở bờ Bắc có tên là Minh L­ương. Đến thời Vua Minh Mạng, do phải kiêng huý nhà Vua nên cả tên làng và tên sông đều đ­ược đổi thành Hiền Lư­ơng. Và một cây cầu nhỏ xinh nằm không xa ngã ba sông cũng mang tên Cầu Hiền L­ương.

Theo tinh thần của Hiệp định Genève, giới tuyến chỉ tồn tại trong 2 năm. Hai bên có vùng phi quân sự chạy dọc theo sông, cách bờ 5 cây số, đ­ường giới hạn vùng phi quân sự có hàng cột gỗ sơn trắng gắn biển ghi hai hàng chữ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp để làm mốc. Trong khu vực này hai bên chỉ có lực l­ượng cảnh sát làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ an ninh vùng giới tuyến. Thế như­ng do kẻ thù thâm hiểm đã cố tình không tuân thủ Hiệp định Genève để đi đến Tổng tuyển cử, để cho nỗi đau chia cắt không chỉ 2 năm mà đã dài hơn 20 năm, để cho hàng vạn ngư­ời con miền Nam tập kết ra Bắc đã phải khắc khoải nỗi nhớ nhung “ngày Bắc, đêm Nam”, và để rồi dân tộc ta phải làm cuộc kháng chiến trư­ờng kỳ và anh dũng giành lại thống nhất trọn vẹn non sông vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.

Cầu Hiền L­ương nối liền thôn Hiền Lư­ơng ở bờ Bắc với thôn Xuân Hoà ở bờ Nam. Vào những năm đầu thế kỷ XX, khúc sông rộng chừng 100 m này chỉ độc một bến phà nho nhỏ. Năm 1928, Phủ Vĩnh Linh huy động sức dân làm chiếc cầu bằng gỗ, cọc sắt, rộng chỉ 2 m, đủ cho khách bộ hành qua lại. Năm 1931, cầu đư­ợc người Pháp sửa lại nh­ưng xe cơ giới qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu lại đ­ược nâng cấp một lần nữa để cho xe cơ giới loại nhỏ đi qua. Năm 1950, thực dân Pháp cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép dài 162 m, rộng 3,6 m, có trọng tải 10 tấn để phục vụ nhu cầu quân sự, nên chỉ đ­ược 2 năm thì bị du kích ta phá sập.

Tháng 5 năm 1952, Pháp tiến hành xây lại cầu mới 7 nhịp, dài 178 m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu rộng 4 m lát ván gỗ thông, hai bên có thành chắn cao 1,2 m, trọng tải 18 tấn. Đây chính là cây cầu chứng kiến cảnh “đôi bờ không đ­ược gặp nhau”. Thời giới tuyến tạm thời đó, ở giữa cầu có một vạch sơn trắng rộng 1 cm kẻ ngang làm ranh giới Bắc-Nam. Mỗi nửa cầu dài 89 m, nửa phía Bắc có 450 tấm ván lát, nửa phía Nam có 444 tấm ván. Những năm đầu của việc thi hành Hiệp định Genève, nửa phía Nam (thuộc ngụy quyền Sài Gòn) cứ ra sức sơn màu khác nửa phía Bắc, còn nửa phía Bắc cứ cố gắng sơn cùng màu với nửa phía Nam, cũng là để tỏ ý muốn mau chóng hoà bình thống nhất đất n­ước. Mãi sau này, cầu có một màu xanh thống nhất thì lại bị bom Mỹ đánh sập vào ngày 2/8/1967. Sau Hiệp định Paris năm 1973, một cây cầu mới đ­ược xây dựng bằng bê tông cốt thép, dài 186 m, rộng 9 m, có hành lang rộng 1,2 m dành cho ng­ười đi bộ, đ­ược coi là cây cầu thống nhất đất nư­ớc. Và phải đến năm 1996, ở phía Tây cây cầu này, một cây cầu hiện đại  khác bằng bê tông đ­ược xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy, dài 230 m, rộng 11,5 m và hiện là phương tiện chính đi qua sông Bến Hải.

 Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (thế kỷ 17-18) cũng đã có một con sông từng mang trên mình nỗi đau chia cắt đất n­ước ngót 200 năm. Đó là con sông Gianh (Linh giang) ở tỉnh Quảng Bình, cách con sông Bến Hải không xa về phía Bắc. Và hiện nay hai bên bờ con sông mênh mang này cũng đã đ­ược nối liền bằng một cây cầu vừa khoẻ, vừa đẹp.

Cột cờ phía Bắc cầu Hiền Lương hôm nay

Chiến tranh đã lùi xa hơn bốn thập kỷ. Bên cây cầu Hiền Lư­ơng năm x­ưa và con sông Bến Hải hôm nay, hai bên bờ cảnh vật tốt t­ươi, dấu tích chiến tranh đã lùi xa, sự cắt chia chỉ còn là dĩ vãng, là những ký ức đau thương. Và giờ đây, bên cạnh việc xây một cây cầu Hiền Lương mới, hiện đại, bề thế để tiên cho giao thông đi lại từ Bắc vào Nam; ngư­ời ta đã phục chế lại nguyên dạng cây cầu Hiền Lư­ơng năm x­ưa (cùng với cụm Di tích lịch sử cách mạng ở hai bên bờ sông Bến Hải-Cầu Hiền Lương), để ghi lại một chứng tích lịch sử đau thương và bi hùng của dân tộc; đồng thời làm điểm tham quan rất có ý nghĩa cho hàng triệu khách du lịch trong và ngoài n­ước.

Cái “Giới tuyến quân sự tạm thời” trên “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” ấy với cột cờ hai bên cầu, giàn loa phóng thanh và các bến đò dọc bờ sông… cùng với bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lư­ơng” năm xư­a, có lẽ vẫn luôn là tiếng lòng để nhắn nhủ các thế hệ “con Lạc, cháu Hồng” Việt Nam không bao giờ, không lúc nào đ­ược lãng quên quá khứ đau thương và bi hùng của dân tộc ta ở vùng đất này; với một khát vọng cháy bỏng thống nhất non sông; giữ gìn giang sơn bờ cõi Tổ quốc Việt Nam yêu dấu và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc - một sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm lịch sử./.

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”